Bí quyết đạt điểm số số ấn tượng
Nhìn vào điểm số mà Nho Minh đạt được, có lẽ ai cũng sẽ ấn tượng. Anh chàng đạt 8.0 IELTS. Điểm SAT đạt 2270; đặc biệt điểm số môn Toán và Lý đều đạt tuyệt đối (SAT II: Toán 800/800, Lý 800/800).
Thay vì nộp hồ sơ học bổng vào năm lớp 12, năm nhất ĐH Nho Minh mới bắt đầu. Chiến thuật “gap year” (năm chuyển tiếp) này giúp cậu có thêm thời gian chuẩn bị hồ sơ và xác định được mục tiêu của bản thân, song rủi ro luôn đi kèm.
Khi đã xác định được mục tiêu, anh chàng liều lĩnh đặt cược. Thi đỗ vào Đại học Ngoại thương khối A1 với điểm số 25, Minh đã bỏ học trên lớp Đại học khá nhiều để tập trung cho việc nộp hồ sơ.
Chàng trai Ngoại thương Đinh Nho Minh đặc biệt đam mê ngoại giao. |
“Trường sẽ đòi hỏi hồ sơ của mình phải đẹp và hoàn thiện hơn những người không dùng năm chuyển tiếp rất nhiều; vì họ quan niệm, mình có nhiều thời gian hơn người khác. Nếu em không được trường nào nhận thì em sẽ phải quay lại cải thiện điểm số”, Minh nói.
Chia sẻ về bí quyết đạt điểm chuẩn hóa ấn tượng, Minh nói: “Em nghĩ điều đầu tiên và quan trọng nhất đó là tiếp xúc thật nhiều với tiếng Anh, không chỉ ở trên lớp mà cũng như trong các hoạt động giải trí (đọc báo, đọc sách, xem phim, nghe nhạc).
Em thường theo dõi các trang báo mạng nước ngoài trên Facebook như New York Times, Times, Daily Mail,... cũng như những trang web các chủ đề mình quan tâm viết bằng tiếng Anh về Vật lý, Quan hệ Quốc tế,... như Discovery, The Diplomat.... và thường xuyên xem phim tiếng Anh không có phụ đề Việt.
Thứ hai, em nghĩ mỗi người nên vạch ra quá trình học SAT cụ thể, phù hợp với bản thân (khi nào học từ, khi nào làm đề, khi nào bắt đầu tổng ôn,...), chiến lược trong lúc làm bài (đọc câu hỏi hay đọc bài trước, gặp câu khó làm thế nào,...). Đó một phần rất quan trọng để được điểm cao không chỉ trong SAT mà trong tất cả các bài thi chuẩn hóa”.
Thủ lĩnh 9X năng nổ
Nhận thông báo giành học bổng đến ĐH Tufts - một trong những trường Đại học thuộc top đầu ở Mỹ vào tháng 2 vừa qua, Nho Minh dự định sẽ theo đuổi ngành Quan hệ Quốc tế của trường.
Anh chàng hi vọng, việc đi du học sẽ giúp bản thân được khám phá thế giới nhiều hơn, có nhiều trải nghiệm hơn, không chỉ ở Mỹ mà còn ở những nước khác: “Những kiến thức, trải nghiệm có được sẽ giúp bản thân em trưởng thành hơn và là yếu tố đầu tiên để em hiện thực hóa giấc mơ trở thành nhà ngoại giao giỏi”.
Chàng sinh viên Ngoại thương năng động từng giữ các vị trí thủ lĩnh như: Phó Tổng Thư kí Chương trình Mô phỏng Liên Hợp Quốc dành cho học sinh Trung học Phổ thông (Little MUN 2015), Chủ tọa Hội đồng Khủng hoảng Lịch sử Chương trình Mô phỏng Liên Hợp Quốc (VYMUN 2014) và đại biểu của các chương trình "Oxford International Model United Nations 2014", "Yale - NUS Model ASEAN 2014", "Hanoi Model United Nations 2013"…
“Em đã từng tham gia MUN (Mô phỏng Liên hợp quốc) ở Việt Nam, điển hình là VYMUN, cũng như MUN ở nước ngoài tổ chức tại ĐH Oxford, Anh hoặc ĐH Yale hay ĐH NUS, Singapore. Đây là nơi người trẻ có thể trao đổi về các vấn đề toàn cầu mà giới trẻ đang quan tâm như biến đổi khí hậu, chống thiên tai, xóa đói giảm nghèo…”, Nho Minh chia sẻ.
“Ngoài kế hoạch theo đuổi ước mơ, em cũng hi vọng sẽ cải thiện được vóc dáng của mình, vì hiện giờ người em khá gầy”, Minh tâm sự. |
Bài luận của Nho Minh trung chủ yếu để nói về tầm quan trọng của ngoại giao và ngành quan hệ quốc tế trong thời buổi toàn cầu hóa hiện nay, khi cơ hội cũng như thách thức với Việt Nam là không ít (tham vọng của Trung Quốc ở biển Đông, cơ hội đầu tư thương mại,...).
Bí quyết để bài luận gây ấn tượng của anh chàng là đừng ngại bộc lộ tính cách, quan điểm, cá tính: “Người Mỹ nói chung và những nhà tuyển sinh rất coi trọng sự đa dạng để đóng góp cho môi trường văn hóa phổ cập và đại chúng của họ. Ứng viên nên thể hiện con người đa chiều, có nhiều ý tưởng thú vị, độc lập…
Tuy nhiên, sự phá cách cũng nên có giới hạn, không nên viết cái gì đó quá nhạy cảm hoặc gây tranh cãi để thể hiện mình cũng đã trưởng thành và biết kiểm soát cái tôi của bản thân”.
Với trường ĐH Tufts, Nho Minh đã tìm ra được nhiều chi tiết thú vị về trường như: đứng thứ 5 ngành Quan hệ Quốc tế; từng có nhiều người theo học ngành ngoại giao, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh cũng từng tốt nghiệp ở đây.
Sau này, Minh muốn trở về để thi vào và được làm việc ở Bộ Ngoại Giao Việt Nam. Cậu đã chuẩn bị sẵn sàng và rất hào hứng cho hành trình du học Mỹ.
“Em sẽ luôn cố gắng cập nhật tình hình thời sự ở Việt Nam cũng như đóng góp cho các hoạt động xã hội của thanh niên ở nước nhà, quan trọng nhất là bằng việc luôn sát cánh cùng VYCO - tổ chức mà em đồng sáng lập, để mang tới những hoạt động cộng đồng có ích cho các bạn trẻ Việt.
Mục tiêu trước mắt của em là cùng VYCO tổ chức sự kiện VYMUN 2015 vào mùa Hè này, với nhiều chủ đề và tình huống hết sức hấp dẫn, không khô khan về tính học thuật như nhiều bạn trẻ thường nghĩ”, anh chàng 9X cho hay.
Theo Lệ Thu
Dân trí
Mã an toàn:
Ý kiến bạn đọc